Linux
Các chuyên gia ước tính ở Việt Nam:7052

Linux là một hệ điều hành máy tính giống Unix (Unix-Like) và thường là phù hợp với POSIX (POSIX-compliant), Linux được phát được phát triển dựa vào mô hình “Phần mềm tự do” và việc phát triển phần mềm mã nguồn mở và phân phối.

Thành phần cơ bản của Linux là hạt nhân Linux (thường được gọi là nhân Linux – Linux kernel), là nhân hệ điều hành được phát triển bởi Linus Torvalds được công bố lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1991 với phiên bản 0.01. Free Software Foundation sử dụng cái tên GNU/Linux để mô tả hệ điều hành, điều này đã dẫn tới một vài cuộc tranh cãi.

Ban đầu Linux được phát triển như là một hệ điều hành tự do cho các máy tính cá nhân sử dụng Intel x86, nhưng đã được chuyển sang nhiều loại phần cứng máy tính hơn bất kỳ hệ điều hành nào khác. Nó là hệ điều hành hàng đầu trên các máy chủ và các hệ thống bằng sắt lớn khác chẳng hạn như các máy tính lớn (mainframe computer) và siêu máy tính (supercomputer), nhưng nó được sử dụng trên chỉ khoảng 1.5% máy tính để bàn. Linux cũng chạy trên các hệ thống nhúng, đó là các thiết bị có hệ điều hành thường được xây dựng vào firmware và rất phù hợp với hệ thống; các hệ thống nhúng chẳng hạn như điện thoại di động, máy tính bảng, các router, điều khiển tự động, ti vi và game console. Android là hệ điều hành được sử dụng rộng rãi nhất cho máy tính bảng và điện thoại thông minh, và được xây dựng dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động.

Sự phát triển của Linux là một trong những ví dụ nổi bật nhất của phần mềm tự do và của việc phát triển mã nguồn mở. Mã nguồn mở cơ bản có thể được sử dụng, được thay đổi, và được phân phối - về phương diện thương mại hay không phải thương mại - bởi bất cứ ai theo các bản quyền chẳng hạn như GNU General Public License. Linux được đóng gói theo một hình thức được biết đến như là Linux distribution, cho cả máy tính để bàn và máy chủ. Các distro nổi tiếng của Linux bao gồm Debian, Ubuntu, Linux Mint, Fedora, openSUSE, Arch Linux, và Red Hat Enterprise Linux và SUSE Linux Enterprise Server. Các distro của Linux gồm có hạt nhân Linux, các tiện ích hỗ trợ, và các library và thường là một số lượng lớn các phần mềm ứng dụng để thực hiện các mục đích sử dụng của bản distro. Các bản distro định hướng đến sử dụng môi trường làm việc desktop bao gồm X11, Wayland hya Mir như hệ thống window, và môi trường làm việc desktop đi kèm chẳng hạn như GNOME hay KDE Software Compilation. Một số bản distro như thế có thể bao gồm các môi trường desktop siêu nhẹ như LXDE hay Xfce, sử dụng trên các máy tính thời cũ hay các máy tính có cấu hình yếu. Các bản distro có khuynh hướng chạy trên các máy chủ có thể bỏ qua tất cả các môi trường làm việc đồ họa từ cài đặt tiêu chuẩn, và thay vào đó bao gồm các phần mềm khác để thiết lập và vận hành một giải pháp ngăn xếp như LAMP. Bởi vì Linux thì phân phối lại tự do, nên bất cứ ai cũng có thể tạo ra một bản distro cho bất kỳ mục đích sử dụng.